In flexo là gì?- Ưu Nhược điểm của kỹ thuật in flexo

Hiện nay, công nghệ in flexo đang được sử dụng rộng rãi và có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công nghệ in này, ưu nhược điểm của kỹ thuật in flexo như thế nào? Cùng đi tìm hiểu nhanh chóng các đặc điểm của công nghệ in flexo hiện đại và các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây nhé.

In Flexo là gì? Nguyên lý của kỹ thuật in này

Công nghệ in flexo (flexography) là kỹ thuật in nổi các phần tử in như hình ảnh, chữ viết trên khuôn in nằm cao hơn phần tử không in, đặc biệt là hình ảnh trên khuôn in ngược chiều trục anilox làm nhiệm vụ cấp mực sau đó qua quá trình ép in mà truyền mực trực tiếp lên vật liệu in.

Khác với in tự động, in flexo có tốc độ rất nhanh, nên được ứng dụng để in tem nhãn số lượng lớn với giá thành rẻ. In Flexo khác với các hình thức in khác ở cách khuôn của nó được cấu tạo và sử dụng. Nguyên lý của kỹ thuật này như sau:

  • Không cần qua bước chuyển trung gian: Khác với in offset, mực chuyển đến tấm in, sau đó bù đắp vào các con lăn trước khi chuyển đến bề mặt cuối cùng. Với khi in Flexo mực được chuyển trực tiếp từ tấm này sang chất nền.
  • Sử dụng trên hầu hết các loại chất nền: In Flexo có thể sử dụng trên hầu hết các loại chất nền hơn in offset. Chẳng hạn như giấy bạc, giấy bóng kính, nhựa và kim loại. Offset chỉ được giới hạn ở các bề mặt phẳng, mịn và xốp.
cong nghe in flexo duoc ung dung de in tem nhan so luong lon
Công nghệ in flexo được ứng dụng để in tem nhãn số lượng lớn

Cấu tạo của máy in flexo

Cấu tạo của máy in Flexo có nhiều bộ phận khác nhau, thay đổi theo nhu cầu sử dụng. Cấu tạo mỗi trạm màu gồm 4 loại con lăn đó là lô máng mực, lô anilox, lô khuôn in, ống bản in, lô chuyển chất liệu in. Hệ thống truyền mực in của flexo gồm 2 loại chính đó là loại có lô máng mực và loại không có lô máng mực. 

  • Lô máng mực: Được phủ một lớp cao sử tự nhiên, cao su tổng hợp trên bề mặt. Lô này được cố định trong máng chứa mực, có thể quay trong đó. Có công dụng hút, truyền lượng mực từ máng mực đến lô định lượng mực. 
  • Lô anilox: Là ống hình trụ chứa mực, thể tích mực in tại các ô chứa lượng mực đều nhau. Các lô anilox có chiều dài và đường kính khác nhau tùy theo kích thước máy in. 
cau-tao-may-in-tem-nhan-flexo
Cấu tạo máy in tem nhãn flexo

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in flexo

Ưu điểm

Công nghệ in tem nhãn flexo được sử dụng rộng rãi, có nhiều tiềm năng phát triển nhờ có những ưu điểm như sau:

  • Tốc độ cao: In flexo có thể kết hợp nhiều công nghệ khác nhau trên 1 lần in để tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm như tạo hiệu ứng lụa, ép kim, in lật mặt, in đa lớp…
  • Đa dạng các thành phẩm in: Bạn có thể lựa chọn để in sticker, tem, nhãn, mác, bao bì, vỏ thùng carton. Đồng thời in được trên nhiều chất liệu vải đặc biệt như vải, bìa hoặc in trên màng polyme.
  • Hệ thống bế tự động: Công nghệ in flexo có hệ thống bế tự động sau quá trình in, nếu vật liệu in là loại decal thì phần dư thừa của sản phẩm được bóc rời.

Nhược điểm

Mặc dù có những ưu điểm nhất định nhưng không thể tránh khỏi những điều hạn chế như giá tấm in tương đối cao với loại tấm khác. Các thay đổi phiên bản tốn khá nhiều thời gian để thực hiện.

Ứng dụng của công nghệ in flexo

Ứng dụng công nghệ in tem nhãn flexo, công nghệ này được sử dụng rộng rãi và có nhiều tiềm năng phát triển nhờ có ưu điểm đó là đáp ứng tiến độ sản xuất với quy mô lớn, có thể in ấn trên các vật liệu dạng cuộn dành cho dòng máy dán tự động. Phương pháp in ấn này là lựa chọn thích hợp để in label, in tem qr code, nhãn, mác, sticker, bao bì, vỏ thùng carton… 

cong nghe in flexo duoc ung dung vao nhieu nganh nghe khac nhau
Công nghệ in flexo được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau

Kỹ thuật in flexo

Kỹ thuật in nằm ở trục anilox, đây là trục kim loại với bề mặt được khắc lõm có nhiều ô nhỏ. Theo đó, mực in được cấp cho khuôn dễ dàng hơn. Khi trục được nhúng một phần trong máng mực, mực vẽ theo ô nhỏ trên bề mặt trục đi vào bên trong. Mực in flexo dư nằm trên bề mặt được gạt đi bằng dao gạt mực.

Để hoàn thành kỹ thuật in, cần có khuôn in chuyên dụng. Khuôn in này được làm hoàn toàn bằng nhựa Photopolymer. Các bản in được chế tạo bằng quang hóa, CTP trực tiếp từ máy tính hoặc khắc laser. Khuôn in sẽ tiếp xúc với trục, nhận mực từ trong các ô trên bề mặt trục in, sau đó truyền lên vật liệu in. Các ký tự như hình ảnh, chữ viết đều được in nổi lên vật liệu nhanh chóng, ngược chiều với hình ảnh khuôn in.

>>Xem thêm:Quy trình 5 bước công nghệ in tem nhãn số 1 thị trường

Công nghệ in flexo hiện đại

Chế bản và xử lý file trước khi in

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm in bằng công nghệ in tem nhãn flexo, hạn chế tối đa lỗi khi in thì khâu chế bản trên máy in đặc biệt quan trọng. Chế bản gồm các quy trình xử lý từ file thiết kế, dàn trang đến khi ra file chuẩn cuối cùng. 

cong nghe in tem nhan
Công nghệ in tem nhãn flexo mới nhất

Output film

Ứng dụng công nghệ CTF (Computer to Film) để chuyển đổi các dữ liệu số từ máy tính sang các dữ liệu analog trên film thông qua máy ghi, bản phim thông thường sẽ có 4 film bao gồm các màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Black) trong hệ màu CMYK.

Phơi khuôn in

Sau khi đã ra film, các tấm film được dán lên các bản vẽ, đưa và máy phơi kẽm. Với nguyên lý quang hóa, các phần tử cần in bị ăn mòn dần, với các phần tử in thì ánh sáng có thể không được xuyên qua hoặc chỉ xuyên một phần.

In flexo

Cho bản khuôn in vào trục, cần chỉnh các ốc màu để hình ảnh trên bản in khớp với nhau hoàn toàn, đảm bảo sản phẩm in ra đúng chất lượng.

co nhieu loai may in flexo ma ban co the lua chon phu hop
Có nhiều loại máy in flexo mà bạn có thể lựa chọn phù hợp

Một số loại máy in flexo

Theo cấu hình

Chúng ta có 3 dạng máy in flexo chính đó là dạng chồng đứng, dạng nằm ngang và dạng dùng chung 1 trục ép in, cụ thể như sau:

  • Dạng chồng đứng: Các con lăn được xếp chồng đứng lên nhau, máy in có từ 1 – 4 màu. Trên 4 màu phù hợp với 2 phía.
  • Dạng nằm: Dùng cho flexo dạng tờ rơi và nhiều sản phẩm khác, loại máy này nằm ngang, được kết nối với nhau qua trục láp chung. Con lăn xếp theo hàng ngang, trạm màu nối tiếp thành dãy dài.
  • Dạng dùng chung 1 trục ép: Trục ép in này được làm bằng thép. Tùy từng loại màu máy in để có kích thước trục khác nhau.

Theo số lượng màu

Nếu chia theo số lượng màu thì máy in flexo được chia làm 3 loại chính đó là máy in 2 màu, máy in 4 màu, máy in 6 màu. Cụ thể như sau:

  • Máy in 2 màu: Số lượng màu in hạn chế, được sử dụng để in bìa carton, các bản in khác chỉ có từ 1 – 2 màu, không có yêu cầu chất lượng bản in cao.
  • Máy in 4 màu: Dạng màu này dễ phối được thành nhiều hình dạng khác nhau. Có thể là máy in đứng hoặc máy in dạng nằm. 
  • Máy in 6 màu: Loại máy in này thường được sử dụng để in các ấn phẩm nhiều màu sắc. Nó thường được kết hợp với các bộ phận gia công bản in khác như máy cắt, máy bế.

Mỗi công nghệ in ấn sẽ có điểm đặc biệt riêng, nhằm phục vụ mục đích in ấn khác nhau. Điểm đặc biệt của loại công nghệ này đến chủ yếu từ tốc độ in ấn nhanh chóng, thành phẩm dạng cuộn và có màu sắc bắt mắt. Nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu về việc in tem nhãn flexo, đừng ngần ngại liên hệ với Miligo để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Tham khảo cách viết nội dung chuẩn trên tem nhãn sản phẩm: Hướng dẫn Ghi nhãn Thực phẩm Cơ bản của FDA

Nguyen Ngọc Minh

Tôi Nguyễn Ngọc Minh, hiện CEO & Founder của Miligo. Trong blog sẽ là những chia sẻ, kinh nghiệm của tôi khi về lĩnh vực in ấn để giúp đối tác hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và những lợi ích của nó trong đời sống. Cảm ơn quý đối tác, bạn đọc đã ghé qua.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN