Hệ màu Pantone là gì? Phân loại và ứng dụng cụ thể

Nhắc đến các hệ màu quen thuộc trong in ấn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến CMYK hay RGB. Tuy nhiên, vẫn còn một “cái tên”phổ biến không kém đó chính là hệ màu Pantone. Vậy Pantone là hệ màu như thế nào? Sự khác biệt giữa hệ màu Pantone với CMYK, RGB là gì? Màu Pantone được ứng dụng trong in ấn ra sao? Cùng In Miligo tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề trên trong bài viết sau đây nhé.

Khái niệm hệ màu Pantone

Hệ màu Pantone (viết tắt là PMS – Pantone Colour Matching System) là một hệ thống tiêu chuẩn hóa các màu sắc được sử dụng rộng rãi trong ngành thiết kế, in ấn và sản xuất bao bì giấy. Trong hệ thống của PMS cung cấp một tập hợp các màu sắc được xác định và mã hóa độc đáo, giúp đảm bảo tính nhất quán trong việc tái tạo màu sắc trên nhiều loại vật liệu khác nhau.

Hệ màu pantone
Pantone là màu thứ 5 trong in ấn được pha trộn từ các màu cơ bản của CMYK

Pantone là màu pha hay còn gọi là màu thứ 5 trong in ấn, được tạo ra từ việc phối trộn bốn màu cơ bản trong hệ CMYK và đánh mã số cụ thể với hơn 10.000 màu khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu sáng tạo của người sử dụng.

Dựa vào bảng màu sắc Pantone được tổng hợp đầy đủ trong cuốn màu hình quạt, các nhà thiết kế có thể tra cứu và tạo ra hiệu ứng màu sắc trùng khớp với mẫu in mà không cần phải pha trộn trực tiếp.

Phân loại hệ màu Pantone

Với số lượng màu sắc lên đến con số hàng nghìn, việc phân loại hệ màu Pantone dựa trên chất liệu và ứng dụng là rất cần thiết. Cụ thể, có 3 tiêu chính để chúng ta chia màu Pantone thành các nhóm giúp thuận tiện cho việc sử dụng, gồm:

Tiêu chí 1: Mục đích dùng

Cách phân loại các màu Pantone theo mục đích sử dụng, ta có:

  • Pantone CMYK/Pantone Color Bridge: Bộ màu chuẩn (chuyển đổi giữa Pantone và CMYK) dùng cho thiết kế trên các phần mềm đồ họa
  • Pantone Formula Guide: Bộ hơn 2000 màu sắc được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất, in ấn
  • Pantone Fashion: Gồm những tông màu được ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế thời trang, nội thất và dệt may.
Hệ màu pantone
Mỗi loại màu Pantone tùy theo từng mục đích sử dụng sẽ khác nhau

Tiêu chí 2: Đặc tính vật liệu thiết kế

Cách phân chia này sẽ dựa trên các thuộc tính vật lý của vật liệu được sử dụng trong thiết kế như:

  • Pantone Metallics: Các màu sắc chuyên dùng cho các vật liệu có bề mặt nhẵn bóng như kim loại, kính, đá hoa,…
  • Pantone Neon & Pastel: Bảng màu dành cho thiết kế các vật liệu thường xuyên phải tiếp xúc với yếu tố môi trường như giấy decal, bảng hiệu nhựa, vải,…
Hệ màu pantone
Màu Pantone cũng có thể phân loại dựa trên các thuộc tính vật lý của vật liệu

Tiêu chí 3: Vật liệu tạo mẫu

Tùy vào từng nhóm vật liệu tạo mẫu mà bảng màu Pantone sử dụng sẽ khác nhau, ví dụ:

  • Pantone TPX: Hệ thống màu với hơn 2.100 mã được sử dụng chủ yếu trên chất liệu giấy trong ngành in ấn
  • Pantone TCX: Hệ màu được dùng phổ biến trong lĩnh vực thời trang, may mặc và thiết kế nội thất trên chất liệu vải cotton với chi phí tương đối cao.
Hệ màu pantone
Màu pantone được phân loại theo vật liệu tạo mẫu có Pantone TPX và Pantone TCX

Cách kiểm tra màu Pantone cụ thể

Trong hệ màu Pantone, mỗi màu sắc đều được đánh một mã màu riêng, do đó khi bạn muốn kiểm tra màu nào cụ thể thì bắt buộc phải tra đúng mã màu đó trên bảng để kiểm tra.

Với tên các màu Pantone sẽ gồm 2 thành phần là mã số riêng thể hiện sắc độ (trước) và chữ cái C,M,U thể hiện hiệu ứng màu trên từng chất liệu sẽ theo sau. Cụ thể:

  • C (Coated): Là màu dùng cho các loại giấy có lớp tráng phủ. Ví dụ: giấy Couche.
  • U (Uncoated): Là màu dùng cho vật liệu không tráng phủ. Ví dụ: giấy Ford
  • M (Matte): Là nhóm loại màu dùng cho giấy mờ.

Ngoài ra, trong bảng màu Pantone dành cho các thiết kế trên vật liệu nhựa còn có những ký hiệu đặc biệt bên cạnh mã số màu như:

  • Chữ Q (Opaque): Nhóm màu sắc được dùng in trên bề mặt nhựa đục.
  • Chữ T (Transparent): Ký hiệu để chỉ những màu được dùng cho bề mặt nhựa trong.
Hệ màu pantone
Tra cứu mã màu trên bảng để kiểm tra màu Pantone cụ thể

Phân biệt 3 hệ màu phổ biến trong in ấn: Pantone, RGB và CMYK

Trong thiết kế và in ấn, cả 3 hệ màu Pantone, CMYK và RGB đều được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có những điểm mạnh riêng phù hợp cho từng dự án khác nhau. Như:

Hệ màu CMYK

Hệ màu CMYK này gồm có bốn tông cơ bản là Cyan (xanh lơ), Magenta (hồng sẫm), Yellow (vàng) và Key/Black (đen) với nguyên lý hoạt động theo hướng hấp thụ ánh sáng. Hệ thống CMYK có thể tạo ra một dải màu rộng lớn, phù hợp cho in ấn các thiết kế với nhiều màu sắc trong kỹ thuật in offset như túi giấy, tem nhãn sản phẩm, namecard và các ấn phẩm hỗ trợ bán hàng (POSM).

Hệ màu pantone
Phân biệt CMYK dựa trên các đặc điểm ứng dụng riêng

Hệ màu RGB

RGB là hệ màu sử dụng mô hình bổ sung (màu cộng) làm việc theo nguyên lý phát xạ ánh sáng, với 3 màu cơ bản Red (đỏ), Green (xanh lá) và Blue (xanh dương). Từ những màu gốc này khi kết hợp với tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra hàng triệu màu sắc đa dạng, cho phép người dùng thỏa thích sáng tạo trong các thiết kế trên thiết bị điện tử.

Ứng dụng của hệ màu RGB không chỉ dừng lại ở việc tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn, mà còn hỗ trợ việc hiển thị hình ảnh thiết kế một cách sống động và chân thực nhất với bản mẫu. Ngày nay, bạn sẽ thường bắt gặp hệ màu này trong các thiết kế vật thể trên màn hình máy tính, điện thoại và một số thiết bị điện tử khác.

Hệ màu pantone
RGB là hệ màu cộng hoạt động theo nguyên lý phát xạ ánh sáng gồm màu Red (đỏ), Green (xanh lá) và Blue (xanh dương)

Hệ màu Pantone

Khác với hai hệ màu kể trên, màu sắc Pantone được pha dựa trên nhóm màu cơ bản của CMYK, sau đó chúng được chuẩn hóa với những đặc điểm kỹ thuật riêng biệt cho từng loại. Hệ màu Pantone (màu pha sẵn) sẽ có một số điểm khác biệt nhất định như:

  • Chỉ có thể kết hợp các màu thuộc hệ thống CMYK
  • Màu Pantone có độ chính xác cao hơn so với RGB và CMYK, phù hợp ứng dụng cho những bản in yêu cầu màu chuẩn gần như tuyệt đối trong ngành kỹ thuật số và thiết kế in ấn.
Hệ màu pantone
Pantone là hệ thống màu pha sẵn dựa trên màu cơ bản của CMYK, được đánh mã số riêng cho từng màu sắc

Vì chất lượng sản phẩm màu Pantone mang lại cao, do đó chi phí sản xuất tương đối tốn kém. Người dùng muốn ứng dụng hệ màu này trong các dự án in ấn cần cân nhắc về chất liệu thiết kế và mục đích sử dụng, để đảm bảo tối ưu hiệu quả của sản phẩm tốt nhất

Ứng dụng chi tiết hệ màu Pantone trong in ấn

Như bạn đã biết, hệ màu Pantone là một hệ thống màu sắc được đánh giá cao về tính chính xác và độ nhất quán trong in ấn. Vì thế, không khó hiểu khi bảng màu Pantone được các nhà thiết kế sử dụng rộng rãi nhằm tạo ra các bản in đẹp mắt và chất lượng.

Bởi vì mỗi màu Pantone đều được xác định và đánh dấu bằng các mã số độc nhất, điều này giúp quá trình in ấn màu sắc sẽ giảm thiểu tối đa hiện tượng sai màu do sự khác biệt trong các bước sản xuất.

Ngoài ra, màu Pantone còn được các chuyên gia ứng dụng làm biểu đồ màu (color chart) để hướng dẫn người thiết kế chọn màu sắc phù hợp cho các dự án.

Chưa hết, hệ màu pha sẵn này còn hỗ trợ rất lớn trong việc phối màu và tạo ra các bản in với hiệu ứng màu sắc độc đáo như màu kim loại, màu neon, ánh kim,…trong các ấn phẩm in ấn đặc biệt.

Hệ màu pantone
Hệ màu Pantone được ứng dụng làm biểu đồ để hướng dẫn chọn màu thiết kế

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về khái niệm, phân loại và tính ứng dụng của hệ màu Pantone trong in ấn hiện nay. Nếu còn điều gì cần tư vấn thêm, quý khách hàng có thể liên hệ với In Miligo theo Hotline 0963 545 351 để được hỗ trợ nhanh chóng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN