Kỹ thuật in offset, đặc điểm và ứng dụng trong cuộc sống

In offset là một trong những công nghệ in ấn hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm vượt trội, in offset đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức trong việc sản xuất các ấn phẩm chất lượng cao. Bài viết này In Miligo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết công nghệ in offset, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng của nó trong thực tế.

Khái niệm in offset

In offset là một kỹ thuật in ấn sử dụng lực ép các tấm cao su (tấm offset) để in lên giấy. Trước khi in, các hình ảnh sẽ được dính mực lên tấm cao su, sau đó tấm cao su này sẽ được ép lên giấy để tạo ra bản in. Quá trình này giúp tránh được việc giấy bị dính nước theo mực in như trong kỹ thuật in thạch bản, đảm bảo chất lượng thành phẩm tốt nhất.

In offset là gì
In offset là một kỹ thuật in ấn sử dụng lực ép các tấm cao su offset để in lên giấy

Đặc điểm của in offset

Để giúp bạn đọc có góc nhìn tổng quan hơn, dưới đây là những đặc điểm chính của phương pháp in offset:

  • Trong quá trình in offset, các bản kẽm màu sẽ được sử dụng lần lượt để tạo nên bản in hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành bản kẽm màu đầu tiên, nó sẽ được chồng lên bản kẽm màu tiếp theo để in ra sản phẩm đa màu.
  • Trên bản kẽm, các vùng hình ảnh được xử lý để tạo thành vùng kỵ nước (bắt mực) và vùng thân nước (đẩy mực). Cả hai phần tử in và không in này đều nằm trên cùng một mặt phẳng của bản kẽm.
  • Trong in offset, phần tử in sẽ bắt mực và đẩy nước, trong khi phần tử không in sẽ bắt nước và đẩy mực. Nguyên lý này dựa trên tính chất đẩy đồng loại và hút đồng loại của nước và dầu mỡ (mực in).
  • Sau khi mực bám vào các vùng kỵ nước trên bản kẽm, hình ảnh mực này sẽ được truyền lên tấm cao su offset bằng cách ép tấm cao su lên bản kẽm. Cuối cùng, tấm cao su sẽ ép trực tiếp lên giấy để tạo bản in hoàn chỉnh.
In offset là gì
Hình trụ đặt giữa bản kẽm và chất liệu in được phủ một tấm cao su mềm

Phân tích ưu và nhược điểm của công nghệ in offset

Cũng như các phương pháp in ấn khác trên thị trường, in offset cũng có cả ưu điểm và nhược điểm. Hãy cùng In Miligo tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!

Ưu điểm của in offset

In offset được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ sở hữu những ưu điểm nổi trội sau:

  • Chất lượng hình ảnh cao và rõ nét, màu sắc sản phẩm đẹp và không bị lem mờ.
  • Dễ dàng hơn trong việc chế tạo bản in.
  • Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau, cả bề mặt phẳng và sần sùi.
  • Tuổi thọ của bản in tốt hơn nhiều so với các phương pháp in khác.
  • Là cách in được sử dụng phổ biến nhất trong ngành in ấn thương mại.
In offset là gì
In offset được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Nhược điểm của in offset

  • Thời gian chuẩn bị để in khá lâu (do phải làm khuôn in), không phù hợp với số lượng in nhỏ và cần lấy liền.
  • Bản thiết kế cần phải được kiểm tra kỹ trước khi in, nếu có sai sót sẽ gây lãng phí lớn và chậm trễ thời gian hoàn thành.
  • Chi phí chuẩn bị khuôn tương đối cao so với phương pháp in khác, nên nếu in ít thì nên chọn in kỹ thuật số.
In offset là gì
Chi phí chuẩn bị của phương pháp in offset tương đối cao

Kỹ thuật in offset chi tiết từ A tới Z

Hiện nay, in offset đã khẳng định vị trí là kỹ thuật in ấn được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực in ấn kinh doanh và thương mại.

Để đạt được chất lượng in ấn tối ưu bằng công nghệ in offset, cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau:

  • Độ dày lớp mực trên giấy: Độ dày của lớp mực trên bề mặt giấy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng màu sắc và độ sắc nét của bản in.
  • Độ lớn điểm tram: Điểm tram (dot gain) là hiện tượng điểm mực in trên giấy to hơn so với điểm mực trên bản kẽm. Điều này ảnh hưởng đến độ tương phản và sắc nét của bản in.
  • Độ chồng mực: Độ chồng mực liên quan đến thứ tự in chồng các màu lên nhau. Khi in màu lên giấy trắng và in lên giấy đã được in màu trước đó sẽ có sự khác biệt về màu sắc.
In offset là gì
Kỹ thuật in ấn được ưa chuộng trong lĩnh vực in ấn kinh doanh và thương mại

Nguyên lý in offset có thể bạn chưa biết

In offset là một quá trình in gián tiếp, khác với các phương pháp in trực tiếp như in lụa hay in kỹ thuật số. Trong quá trình in, sẽ có một hình trụ đặt giữa bản kẽm và chất liệu in (giấy, nhựa, kim loại,…), trên hình trụ này được phủ một tấm cao su mềm gọi là tấm offset. Nhờ đó chất lượng bản in của công nghệ in offset luôn đồng đều trong suốt quá trình. Bạn có thể in hàng nghìn lần mà vẫn đảm bảo độ sắc nét tương đương lần in đầu tiên.

Nguyên lý cốt lõi của in offset chính là phương pháp in phẳng. Các thông tin về hình ảnh, nội dung cần in được thể hiện đầy đủ trên bản kẽm có tính quang hóa. Quá trình này tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Khi in, cần sử dụng hình ảnh thuận nghĩa là hình ảnh trên bản kẽm phải cùng chiều với tờ in.

In offset là gì
Nguyên lý cốt lõi của in offset chính là phương pháp in phẳng

Quy trình 5 bước thực hiện in offset

Để có được những sản phẩm in chất lượng cao với màu in chuẩn, sắc nét, quy trình in offset sẽ được thực hiện như sau:

Thiết kế chế bản

Quá trình thiết kế file mềm của các ấn phẩm trước khi in, thiết kế sẽ đảm bảo xử lý các lỗi và yêu cầu của khách hàng, thiết kế bố cục hài hòa về nội dung lẫn hình ảnh, màu sắc.

In offset là gì
Thiết kế chế bản sẽ đảm bảo xử lý các lỗi và yêu cầu của khách hàng

Output film

Sau khi hoàn thiện quá trình thiết kế, bước tiếp theo là output film. Đối với các bản in có hình ảnh sẽ cần làm thành 4 tấm phim khác nhau, tương ứng với 4 màu CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black) trong in offset.

In offset là gì
Output film cần làm thành 4 tấm phim khác nhau tương ứng với 4 màu CMYK

Phơi bản kẽm

Sau khi có các tấm phim, tiếp theo là quá trình phơi chúng lên các bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Đây là bước quan trọng để tạo ra các bản kẽm chất lượng cao, đảm bảo hình ảnh được sao chép chính xác từ phim lên bản kẽm.

In offset là gì
Quá trình phơi các tấm phim lên các bản kẽm bằng máy phơi kẽm

Thực hiện in offset

Sau khi hoàn thành 4 bản kẽm sẽ bắt đầu in theo thứ tự từng màu một. Các bước thực hiện cơ bản như: chọn bản kẽm, lắp vào máy, chọn màu mực tương ứng để in, máy chạy cho đến khi đủ số lượng cần thiết, tháo bản kẽm ra và lắp bản kẽm mới vào. Quy trình in offset kết thúc khi in hết 4 bản kẽm với 4 màu in.

In offset là gì
Quy trình in offset kết thúc khi in hết 4 bản kẽm với 4 màu in

Gia công sau khi in

Quá trình gia công sau in như cán mờ, cán bóng hoặc cán màng mờ để tạo hiệu ứng bề mặt mịn, bóng hoặc mờ cho sản phẩm.

In offset là gì
Quá trình gia công sau in như cán mờ, cán bóng hoặc cán màng mờ

Ứng dụng của in offset trong nhiều lĩnh vực cuộc sống

Kỹ thuật in offset hầu như có thể ứng dụng rất tốt với các chất liệu giấy như giấy couchegiấy ivory, giấy kraft,… Một số ấn phẩm thường sử dụng kỹ thuật offset bao gồm:

  • Các ấn phẩm dành cho văn phòng, sale kit như: in tem nhãnin decal, name card, kẹp hồ sơ,…
  • Sản phẩm bao bì: tem nhãn decal, túi giấy và in hộp giấy,…
  • Một số ấn phẩm truyền thông: tờ rơi, catalogue hay thiệp mời,…

Ngoài ra, in offset cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như in ấn nghệ thuật, in tem bưu chính,…

Với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng hình ảnh, màu sắc rõ nét, tuổi thọ bản in cao cùng khả năng in trên đa dạng chất liệu, in offset thực sự là lựa chọn lý tưởng cho các ấn phẩm thương mại và quảng cáo. Hy vọng với những thông tin chi tiết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên lý, quy trình và ứng dụng của công nghệ in offset. Hãy liên hệ với In Miligo qua hotline 0963 545 351 nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ in ấn của chúng tôi.

Xem thêm một số công nghệ in ấn phổ biến hiện nay:

Nguyen Ngọc Minh

Tôi Nguyễn Ngọc Minh, hiện CEO & Founder của Miligo. Trong blog sẽ là những chia sẻ, kinh nghiệm của tôi khi về lĩnh vực in ấn để giúp đối tác hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và những lợi ích của nó trong đời sống. Cảm ơn quý đối tác, bạn đọc đã ghé qua.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN