Chế bản in là một trong những kỹ thuật đắc lực cần thiết trong quá trình in ấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những bản in này được tạo ra như thế vào, quy trình có khó không? Vì vậy, qua bài viết dưới đây, In Miligo sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về quy trình tạo ra công nghệ chế bản in nhé!
Khái niệm chế bản trong in ấn
Chế bản in (chế bản) là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực in ấn. Để thực hiện in ấn một sản phẩm nào đó thì việc đầu tiên cần thực hiện là chế bản in.
Hay nói cách khác, công đoạn làm chế bản in là sử dụng thiết bị máy móc để tạo ra những sản phẩm theo mẫu đã có sẵn từ trước đó. Tiếp đó, sau khi in xong, sản phẩm sẽ được gia công bằng máy móc, công nghệ chuyên môn kỹ thuật để tạo ra ấn phẩm cuối cùng theo mẫu đã thiết kế.
Chế bản in thường được sử dụng trong quy trình in thủ công, công nghệ in CTP, CTF ở các xưởng in. Ngoài ra, sự phát triển hiện đại của công nghệ đã giúp cho công đoạn chế bản in thực hiện được trên máy móc, chế bản điện tử hoặc trực tiếp điều khiến trên máy tính mà không cần phải tạo ra bản in trước. Điều này giúp cho sản phẩm in ra có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu in với số lượng lớn, nhanh chóng hơn.
Chế bản in thường in ra những ấn phẩm như:
- Xuất ra bản phẩm theo quy định
- Các ấn phẩm về tạp chí, báo chí theo quy định của luật báo chí
- Các mẫu, biểu mẫu được ban hành bởi cơ quan Nhà nước
- In tem chống giả, in bao bì, nhãn hàng hóa cho sản phẩm của doanh nghiệp
- Sử dụng để in ấn tài liệu hoặc giấy tờ quan trọng của cơ quan, tổ chức
- Các hóa đơn tài chính, giấy tờ có mệnh giá, thẻ (không bao gồm tiền)
Dụng cụ chế tạo bản in
Trước đây, chế bản in thường được thực hiện đơn giản không cần đến thiết bị hiện đại hay quy trình chế tạo thủ công phức tạp. Tuy nhiên, sự phát triển của thời đại hiện nay thì việc tạo chế bản in cần phải thành thạo những phần mềm như AI, In Design,… với các nguyên tắc thiết kế cho ra sản phẩm in ấn, tạo mẫu đẹp và hoàn thiện nhất.
Điểm danh 4 công nghệ chế bản in phổ biến nhất hiện nay
Việc áp dụng kỹ thuật vào khâu chế bản in ngày càng trở nên phổ biến và giúp tạo ra bản in đẹp, nhanh và hoàn thiện hơn. Dưới đây là 4 công nghệ chế bản in phổ biến nhất:
Công nghệ CTF
Kỹ thuật CTF được thực hiện chế bản in phổ biến nhất hiện nay. Các dữ liệu in ấn sẽ được xuất thành phim bằng máy film. Sau đó, nhà thiết kế sẽ dùng máy film để bình bản, thực hiện chụp bằng máy chụp bản thông thường. Cuối cùng bản chụp hoàn thiện sẽ được lắp lên các máy in để cho ra thành phẩm hoàn thiện cho khách hàng.
Công nghệ CTP
Công nghệ này cho phép người dùng bỏ qua giai đoạn ráp phim và chụp bản in trong quá trình in ấn. Thông thường, các bản in sẽ được kết nối với máy tính của người thiết kế và thực hiện trên máy ghi bản. Cuối cùng để có được một bản chụp đẹp thì khuôn in được lắp lên máy in, sau đó bắt đầu quy trình in ra thành phẩm.
Công nghệ Computer to Press
Ở công nghệ Computer to Press thì người dùng cần chuyển đổi trực tiếp bản in thiết kế số trong phần mềm thành hình ảnh trên chất liệu in. Công nghệ này sẽ lược bỏ được những khâu trung gian như film, chụp ảnh hoặc lắp bản in, giúp tối ưu các bước thực hiện.
Hiện tại, công nghệ Computer to Press khá được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên kỹ thuật số. Các máy in kỹ thuật số sẽ in trực tiếp từ máy tính mà không cần tạo khuôn phức tạp. Tuy nhiên, để in bằng phương pháp in offset hay flexo thì người dùng cần thực hiện các bước chế bản in thông thường.
Công nghệ Computer to Print
Công nghệ Computer to Print giúp người dùng lược bỏ bớt 1 giai đoạn, nghĩa là dữ liệu máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không cần qua trung gian là film. Đây là ưu điểm lớn nhất giúp người dùng lựa chọn công nghệ in này.
Người dùng cần sử dụng dữ liệu trên máy tính để chuyển trực tiếp thành hình ảnh trên tờ in và thực hiện theo nguyên tắc chụp ảnh tĩnh điện, kèm theo các chất màu đặc biệt. Điều này giúp quá trình in ấn được nhiều hình ảnh khác nhau giữa các lần in.
Quy trình 5 bước chế bản in chi tiết
Để quá trình tạo chế bản in được thực hiện tốt nhất thì cần phải phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Khi thiết kế bản in cần kết hợp 5 bước sau để đảm bảo cho ra sản phẩm tốt nhất:
Nghiên cứu mẫu in
Bước đầu tiên trong quá trình chế bản in là lên ý tưởng cho ấn phẩm hay cần xác định rõ bố cục, kích thước và màu sắc. Người dùng cần hoàn thiện vật thể, cách dàn trang và cấu trúc trang sao cho hoàn chỉnh. Điều này giúp đảm bảo mang đến cho khách hàng thông điệp đầy đủ và hiệu quả nhất.
Dàn trang
Sau khi đã lên được ý tưởng hoàn chỉnh cho bản thiết kế thì bạn cần thực hiện dàn trang. Quá trình này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn trực quan và thể hiện được nội dung khách hàng mong muốn.
Kiểm tra trước khi in
Giai đoạn kiểm tra trước khi in cần được thực hiện giữa người thiết kế và khách hàng. Việc kiểm tra kỹ lưỡng sẽ cho ra 1 thành phẩm chuẩn, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Do đó, bước này cần được thực hiện tỉ mỉ và có sự thống nhất giữa khách hàng và người thiết kế để đảm bảo sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện.
Theo dõi quá trình in ấn
Sau khi thực hiện xong các bước trên thì sẽ tiến hành in và theo dõi quá trình in ấn. Ngoài ra, việc theo dõi quá trình này cũng giúp bạn khắc phục được lỗi in ấn nếu có xảy ra trường hợp bất khả kháng, có thể sửa chữa kịp.
Kiểm tra và rà soát toàn bộ quá trình chế bản in
Bước cuối cùng trong công đoạn tạo chế bản in là kiểm tra và rà soát toàn bộ quá trình thực hiện. Mỗi công đoạn cần thực hiện tỉ mỉ để cho ra sản phẩm chất lượng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình và công nghệ thực hiện chế bản in mà In Miligo muốn chia sẻ với bạn. Tùy vào từng phương pháp in mà đơn vị có thể quyết định thực hiện chế bản in hay không. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm một kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay. Nếu bạn cần tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn uy tín, giá tốt, chất lượng trên thị trường thì hãy liên hệ ngay với qua Hotline 0901 333 151 – 0963 545 351 để được hỗ trợ tư vấn nhé!
Xem thêm một số công nghệ in ấn phổ biến hiện nay:
Tôi Nguyễn Ngọc Minh, hiện CEO & Founder của Miligo. Trong blog sẽ là những chia sẻ, kinh nghiệm của tôi khi về lĩnh vực in ấn để giúp đối tác hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và những lợi ích của nó trong đời sống. Cảm ơn quý đối tác, bạn đọc đã ghé qua.