Hệ màu CMYK trong in ấn và 04 cách tổng hợp màu phổ biến

Trong lĩnh vực in ấn hệ màu CMYK được sử dụng rất phổ biến. Vậy hệ màu CMYK trong in ấn đại diện cho điều gì? Tại sao người thiết kế cần phải nắm nắm vững những thông tin về hệ màu này, mới có thể ứng dụng chúng vào in ấn hiệu quả? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây, In Miligo sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về hệ màu CMYK trong in ấn để tránh sử dụng sai màu khi thiết kế các sản phẩm.

CMYK là gì?

Màu CMYK là từ viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key. Đây là hệ màu được sử dụng phổ biến trong quá trình in ấn, có khả năng cho màu sắc chính xác và ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hơn so với hình ảnh hiển thị trên màn hình. Trong đó:

  • C – Cyan là màu lục lam (xanh lơ)
  • M – Magenta là màu đỏ tươi (hồng sẫm)
  • Y – Yellow là màu vàng
  • K – Key là màu đen
Hệ màu CMYk trong in ấn
Hệ màu CMYK trong in ấn là viết tắt của từ Cyan, Magenta, Yellow và Key

Hệ màu CMYK trong in ấn sử dụng mực in để hấp thụ ánh sáng, khi các màu CMY được trộn với nhau theo tỷ lệ để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Thì màu đen (key) được thêm vào như lớp phủ màu cuối cùng quyết định độ đậm, độ sâu cho hình ảnh trên bản in. Trong quá trình này, hệ màu CMYK được pha trộn trực tiếp nên thành phẩm sau in sẽ có chút thay đổi giữa các máy in khác nhau, nhưng không đáng kể.

Tại sao hệ màu CMYK trong in ấn lại phổ biến

Hệ màu CMYK trong in ấn có một đặc điểm nổi bật là dễ chuẩn hóa, nhờ vào phổ màu có sẵn giúp giữ cho màu sắc các bản in luôn nhất quán trong suốt quá trình in. Ngược lại, với màu RGB lại có rất nhiều biến thể nhỏ đến mức không thể đảm bảo tính đồng nhất về màu sắc trong một lần in hoặc thậm chí kết quả giữa các lần in khác nhau. Vì vậy, hầu hết các máy in hiện nay đều sử dụng hệ màu CMYK để cho ra màu sắc sản phẩm được đồng đều hơn.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Hệ màu CMYK cho khả năng phản ánh màu sắc hoàn hảo

Một lý do khác khiến hệ màu CMYK được ưa chuộng trong in ấn là bởi vì chúng có khả năng tái tạo tương tự như thế giới thực. Các sản phẩm sau in phản ánh màu sắc hoàn hảo đến mức không khác gì so với bản gốc, và đây chính là điểm mạnh lớn nhất của hệ màu này.

Cách phân biệt CMYK và RGB

Có thể thấy, CMYK và RGB là hai hệ màu được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành in ấn ngày nay. Tuy nhiên, do hệ màu RGB thường rộng hơn rất nhiều so với hệ màu CMYK, bởi vậy bộ hiển thị màu trong hệ này không có sẵn dẫn đến hiện tượng lệch màu. Màu sắc hiển thị trên máy tính của hệ màu RGB có thể sẽ khác với màu in ra.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Sự khác biệt giữa CMYK và RGB là về cách hoạt động các màu sắc

Một sự khác biệt rõ ràng hơn giữa CMYK và RGB chính là trong cách màu sắc hoạt động. Trong khi, CMYK là hệ màu trừ, sử dụng 4 màu mực in (C-Cyan, M-Magenta, Y-Yellow, K-Key) để hấp thụ ánh sáng, tạo ra các màu sắc khác nhau. Thì RGB lại là hệ màu cộng, sử dụng 3 màu ánh sáng (R-Red, G-Green, B-Blue) để tổng hợp màu sắc. Như vậy, hệ màu CMYK trong in ấn có tính linh hoạt cao hơn RGB, có thể đáp ứng các yêu cầu thiết kế đa dạng của khách hàng.

2 phương pháp tổng hợp màu trong CMYK

Trong tiếng Anh, hệ màu CMYK được chia thành hai nhóm dựa trên tên gọi như sau:

  • Màu C, M, Y được gọi là mực màu, mực hữu sắc (chromatic process inks)
  • Màu mực K là được gọi là mực không màu, mực vô sắc (achromatic process ink)

Từ đó, người ta cũng phân chia thành 2 phương pháp tổng hợp màu CMYK trong in ấn, gồm:

Tổng hợp màu hữu sắc

Là phương pháp sử dụng 3 màu mực chủ đạo C, M, Y để tạo ra các màu sắc khác nhau. Thành phần mực đen K (Black) chỉ mang tính chất bổ trợ khi cần làm tối màu hoặc tăng độ bão hòa trong khâu tổng hợp màu.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Tổng hợp màu hữu sắc là sử dụng 3 màu mực chủ đạo C, M, Y

Tổng hợp màu vô sắc

Phương pháp này lấy mực in màu đen làm chủ đạo để phục chế ngược lại phương pháp tổng hợp màu hữu sắc, nhằm tạo ra các màu xám hoặc đen. Khi đó, các mực in màu C, M, Y chỉ được sử dụng đến khi cần làm ấm hoặc làm lạnh màu sắc.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Tổng hợp màu vô sắc lấy mực in màu đen làm chủ đạo

4 cách tổng hợp màu trong in offset

Màu vô sắc với màu hữu sắc bổ sung 

Đây là cách tổng hợp màu vô sắc không hoàn toàn, kết hợp giữa màu vô sắc (đen, trắng, xám) và màu hữu sắc (C, M, Y) để tạo nên sự hài hòa ở vùng tối của hình ảnh khi mật độ mực đen không đủ. Với phương pháp này, chất lượng hình ảnh bản in (độ bão hòa màu, độ tương phản) sẽ tốt hơn khi áp dụng kỹ thuật in offset và tiết kiệm mực in hiệu quả so với việc chỉ dùng UCR.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Phương pháp kết hợp giữa màu vô sắc và màu hữu sắc bổ sung để tạo nên sự hài hòa về hình ảnh

Màu hữu sắc với màu đen in bổ trợ

Để mở rộng không gian màu, người thiết kế thường áp dụng phương pháp tổng hợp màu hữu sắc (C, M, Y) với màu đen bổ trợ ở những vùng tối của hình ảnh nhằm tăng độ sắc nét cho hình ảnh trên tờ in.

Hơn nữa, kỹ thuật này còn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ giảm được lượng mực in C, M, Y đáng kể. Tuy nhiên, điểm hạn chế của cách tổng hợp màu hữu sắc với màu đen là không thể ứng dụng trên các máy in offset tốc độ cao.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Phương pháp giúp gia tăng độ sắc nét cho hình ảnh trên tờ in

Màu hữu sắc với giải thuật UCR tiên tiến

UCR là kỹ thuật tổng hợp màu tiên tiến giúp tối ưu hóa việc sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn, mang đến những lợi ích vượt trội về chất lượng hình ảnh và tốc độ khi in. Sau khi UCR phân tích hình ảnh và xác định các vùng tối sẽ sử dụng màu đen tương đương thay cho các màu hữu sắc C, M, Y.

Với cách tổng hợp màu này vẫn có thể đảm bảo màu sắc chính xác và sắc nét, đồng thời vừa tiết kiệm mực in do độ dày lớp mực in chồng ở vùng tối giảm.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Phương pháp là sự kết hợp hoàn hảo cho ra những sản phẩm in ấn chất lượng cao

Màu vô sắc với giải thuật GCR 

Phương pháp này sử dụng màu đen làm tông màu chủ đạo (dominant color), từ vùng sáng đến vùng tối và ba màu C + M + Y sẽ được tách thành hai phần khác nhau, gồm hình ảnh xám trung tính với đen trắng.

Hệ màu CMYk trong in ấn
Phương pháp sử dụng màu đen làm chủ đạo mang đến hình ảnh có chiều sâu, với độ tương phản cao

Như vậy, với cách tổng hợp màu vô sắc với giải thuật GCR có thể điều chỉnh độ xám của màu đen để phù hợp với từng vùng riêng biệt trên hình ảnh. Ngoài ra, GCR còn tạo ra hình ảnh đen trắng, xám sắc nét, rõ ràng với độ tương phản cao, hạn chế nhiễu hạt và dải màu, mang đến hình ảnh có chiều sâu và sống động hơn.

Hệ màu CMYK trong in ấn không chỉ là một hệ thống màu sắc thông thường, mà là một phần cực kỳ quan trọng đối với các sản phẩm thiết kế. CMYK có khả năng tái tạo màu sắc đa dạng, đem đến sự linh hoạt trong việc tạo ra các ấn phẩm in ấn chất lượng cao. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc về hệ màu CMYK, hãy truy cập nhanh vào https://inmiligo.com/ hoặc liên hệ cho In Miligo qua số Hotline 0963 545 351 ngay bây giờ để được hỗ trợ tư vấn một cách chi tiết nhất.

Xem thêm: Hệ màu Pantone là gì? Phân loại và ứng dụng cụ thể

BÀI VIẾT LIÊN QUAN