Đặc điểm của giấy Chipboard và ứng dụng trong in ấn

Giấy Chipboard là loại giấy quen thuộc được sử dụng nhiều trong ngành in ấn và ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vậy, giấy Chipboard là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng của giấy Chipboard như thế nào? Hãy cùng In Miligo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Giấy Chipboard là gì?

Giấy Chipboard hay còn gọi là giấy bìa cứng, là loại giấy được sử dụng phổ biến để sản xuất hộp carton, bao bì đựng sản phẩm. Đây là chất liệu chính yếu tạo nên các loại hộp carton lạnh bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

Ưu điểm của giấy Chipboard có độ bền cao, cứng cáp và khả năng chịu lực tốt, đáp ứng yêu cầu bảo quản, vận chuyển và trưng bày sản phẩm của nhiều ngành hàng khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của loại giấy này là không đáp ứng được khả năng lên màu trong in ấn nên các xưởng in thường kết hợp với các loại giấy in khác trong quả trình sản xuất hộp đựng sản phẩm.

Giấy Chipboard
Giấy Chipboard được sử dụng phổ biến để sản xuất hộp carton, bao bì đựng sản phẩm

Cấu tạo và thông số kỹ thuật giấy Chipboard chi tiết

Tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và thông số kỹ thuật của giấy Chipboard nhé!

Cấu tạo giấy Chipboard

Giấy Chipboard được tạo thành từ nhiều lớp giấy ghép lại với nhau bằng lực liên kết hydro. Số lượng lớp giấy dao động từ 10 đến 20 lớp tùy theo nhu cầu sử dụng. Quá trình sản xuất hiện đại giúp liên kết các tấm giấy một cách chắc chắn, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Giấy Chipboard có độ cứng và khả năng chịu lực vượt trội so với các loại giấy in ấn thông thường. Đây là lý do tại sao giấy Chipboard trở thành vật liệu lý tưởng để sản xuất bao bì cứng, hộp carton bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển, lưu kho và trưng bày.

Giấy Chipboard
Giấy Chipboard được tạo thành từ nhiều lớp giấy ghép lại bằng lực liên kết hydro

Thông số kỹ thuật giấy Chipboard chi tiết

Để hiểu rõ hơn về định lượng, độ bền và độ dày của sản phẩm In Miligo sẽ giới thiệu cho bạn thông số của một số loại giấy dưới đây.

Định Lượng (g/m2) ± 4% Độ Bục ( kgf/cm2 ) Độ Dày ( mm ) ± 0,02
200 ≥ 3,7 0,31
250 ≥ 4,5 0,36
300 ≥ 5,2 0,44
350 ≥ 6 0,5
370 ≥ 6,3 0,53
450 ≥ 7 0,65

Lưu ý:

  • Ký hiệu “±” là sai số cho phép (hay còn gọi là dung sai cho phép).
  • Đơn vị “Kgf/cm2” có là 1 kilogam lực trên 1 centimet vuông.

Xem chi tiết: Định lượng giấy (GSM) của các loại giấy phổ biến và cách tính

Phân loại giấy Chipboard

Giấy Chipboard được chia thành 2 loại chính đó là: giấy Chipboard dạng tấm và giấy Chipboard dạng cuộn.

Giấy Chipboard dạng tấm

Giấy Chipboard dạng tấm có định lượng cao từ 350 – 2500 g/m2 và độ dày lớn dao động trong khoảng 0,5 – 3,5 mm. Với trọng lượng và độ dày đáng kể này, giấy Chipboard dạng tấm rất phù hợp để sản xuất các sản phẩm cần độ cứng, chắc chắn cao như sổ, bìa sách, hộp giấy, hộp quà tặng, bìa lịch. Khổ cắt thông dụng 80×120 cm tiện lợi cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm từ giấy Chipboard dạng tấm.

Giấy Chipboard
Giấy Chipboard dạng tấm có định lượng cao từ 350 – 2500 g/m2 và độ dày lớn

Giấy Chipboard dạng cuộn

Giấy Chipboard dạng cuộn có định lượng thấp hơn so với dạng tấm, dao động trong khoảng 350 – 500 g/m2. Với trọng lượng nhẹ hơn, giấy Chipboard dạng cuộn thường được sử dụng để sản xuất các ống giấy, lõi giấy, hộp đựng chè, rượu hay làm vật liệu quảng cáo không cần độ cứng quá cao như dạng tấm. Mặc dù nhẹ hơn nhưng giấy Chipboard dạng cuộn vẫn đảm bảo đủ độ cứng, chắc chắn cần thiết cho các ứng dụng trên.

Giấy Chipboard
Giấy Chipboard dạng cuộn có định lượng thấp hơn so với dạng tấm

Một số phân loại khác của giấy Chipboard

Ngoài ra còn có các loại giấy Chipboard khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất bao bì đa dạng.

  • Giấy Chipboard cứng
  • Giấy Chipboard carton
  • Giấy Chipboard nhiều lớp
  • Giấy Chipboard sóng
  • Giấy Chipboard thường.

Với sự phân loại đa dạng về dạng, định lượng và độ dày, giấy Chipboard trở thành vật liệu lý tưởng để sản xuất các loại bao bì cứng cáp, chắc chắn bảo vệ sản phẩm trong nhiều ngành hàng khác nhau từ thực phẩm, đồ uống đến hàng thời trang, trang sức, gia dụng.

Giấy Chipboard
Các loại giấy Chipboard khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất bao bì đa dạng

Ứng dụng của giấy Chipboard

Nhờ vào nhiều ưu điểm vượt trội về độ bền cao, khả năng chịu lực tốt mà giấy Chipboard được sử dụng làm bao bì, hộp đựng cho rất nhiều ngành hàng khác nhau. Dưới đây, In Miligo sẽ cùng bạn điểm qua một số ngành phổ biến như

Ứng dụng giấy Chipboard trong ngành thời trang

Trong ngành thời trang, giấy Chipboard được sử dụng rộng rãi để sản xuất hộp đựng giày, cà vạt, quần áo, túi xách, khăn choàng,… Để tạo được ấn tượng sang trọng, cao cấp cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc.

Giấy Chipboard
Ứng dụng giấy Chipboard sản xuất hộp đựng sản phẩm thời trang

Ứng dụng giấy Chipboard ngành thực phẩm

Trong ngành thực phẩm, giấy Chipboard là lựa chọn hàng đầu để sản xuất hộp đựng bánh kẹo, yến sào, hạt dinh dưỡng cao cấp.

Giấy Chipboard
Giấy Chipboard ứng dụng để sản xuất hộp đựng bánh kẹo, yến sào,..

Ứng dụng giấy Chipboard trong ngành trang sức, đá quý

Trong ngành trang sức, đá quý cao cấp, giấy Chipboard là vật liệu quen thuộc để sản xuất hộp cứng đựng đồng hồ, nhẫn cưới, nữ trang. Những chiếc hộp làm từ giấy Chipboard giúp giữ gìn và tôn vinh vẻ đẹp quý giá của các sản phẩm bên trong.

Giấy Chipboard
Ứng dụng giấy Chipboard trong ngành trang sức, đá quý

Ứng dụng giấy Chipboard trong ngành hàng gia dụng

Giấy Chipboard cũng là vật liệu không thể thiếu để sản xuất hộp đựng các sản phẩm gia dụng như bát đĩa, ấm chén, ly thủy tinh,… Những chiếc hộp cứng làm từ giấy Chipboard giúp bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển và trưng bày.

Giấy Chipboard
Ứng dụng giấy Chipboard sản xuất hộp đựng các sản phẩm gia dụng

Bài viết trên đây, In Miligo đã cùng cung cấp toàn bộ những thông tin liên quan đến giấy Chipboard. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên giúp bạn giải đáp thắc mắc về giấy Chipboard là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng của giấy Chipboard trong sản xuất bao bì kinh doanh. Nếu bạn đang có nhu cầu in ấn các sản phẩm từ giấy Chipboard, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901 333 151 để được hỗ trợ sớm nhất

Xem thêm các loại giấy trong in ấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN