Trong lĩnh vực in ấn hiện có rất nhiều kỹ thuật gia công sau in được ứng dụng nhằm tạo ra các ấn phẩm đảm bảo chất lượng, đẹp mắt nhất. Kỹ thuật đóng cửa sổ kính là một trong số đó. Đây là quy trình sau in đặc biệt, được áp dụng để tạo nên những ấn phẩm có lớp cửa sổ trong suốt trên bề mặt giấy. Hãy cùng In Miligo tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật đóng cửa sổ kính là gì thông qua bài viết bên dưới đây nhé!
Tìm hiểu về kỹ thuật đóng cửa sổ kính là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc chưa biết kỹ thuật đóng cửa sổ kính là gì thì đây là một kỹ thuật gia công sau in cho các loại ấn phẩm như kẹp file, phong bì, hộp giấy, túi giấy,… Kỹ thuật này là một phương pháp tinh vi được sử dụng để cắt bỏ một phần trên bề mặt ấn phẩm và thay thế bằng một lớp màng nhựa trong suốt nhằm mục đích tạo ra khoảng trống trong ấn phẩm.
Thông qua cách này bạn có thể nhìn thấy được một phần thông tin bên trong. Kỹ thuật đóng cửa sổ kính không chỉ thuận tiện trong việc truyền đạt, thu nhận và bảo mật nội dung mà còn mang đến một cảm giác thẩm mỹ độc đáo cho ấn phẩm.
Vị trí đóng cửa sổ kính trên ấn phẩm in có thể được tùy chọn theo yêu cầu và thiết kế của từng khách hàng. Điều này cho phép bạn xác định chính xác nơi mà mình muốn đặt cửa sổ kính trên ấn phẩm. Ngoài ra, cửa sổ kính còn có đa dạng kích thước khác nhau, phù hợp với từng loại ấn phẩm và thông tin cần được hiển thị.
Ưu điểm của kỹ thuật đóng cửa sổ kính
Ưu điểm của kỹ thuật đóng cửa sổ kính là gì? Kỹ thuật gia công sau in này mang lại rất nhiều ưu điểm nổi bật và độc đáo cho ấn phẩm, cụ thể như:
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Khi áp dụng kỹ thuật đóng cửa sổ kính, bạn không cần thiết phải in trực tiếp địa chỉ hay thông tin lên bề mặt ấn phẩm. Thay vào đó, chỉ cần đặt mặt giấy đã có sẵn thông tin vào bên dưới cửa sổ kính. Điều này giúp tiết kiệm tối ưu thời gian, chi phí in ấn và đồng thời giảm nguy cơ phát sinh sai sót trong quá trình in thông tin trực tiếp lên bề mặt.
Tạo sự khác biệt cho sản phẩm
Kỹ thuật đóng cửa sổ kính sẽ giúp để lộ ra một phần thông tin, hình ảnh của ấn phẩm. Chúng giúp tạo nên sự tò mò, là điểm nhấn độc đáo và khác biệt so với các loại ấn phẩm khác. Nhờ đó sẽ gây ấn tượng, tạo nên sự ghi nhớ tốt hơn đối với người nhận, người xem.
Tăng độ thẩm mỹ
Nâng cao tính thẩm mỹ cho ấn phẩm chính là một trong số những ưu điểm nổi bật mà kỹ thuật gia công sau in này mang lại cho sản phẩm in ấn. Cửa sổ kính có thể giúp tạo nên một vị trí thông tin quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp hơn cho sản phẩm trong mắt người nhìn.
Bảo vệ thông tin
Lớp màng kính trong suốt sẽ giúp bảo vệ tốt các thông tin, hình ảnh được in trên giấy khỏi những yếu tố tác động từ môi trường như bụi bẩn, nước,… Từ đó giữ cho thông tin, hình ảnh luôn được rõ nét, sáng bóng.
Hỗ trợ phân loại ấn phẩm dễ dàng
Nhờ kỹ thuật đóng cửa sổ kính, bạn có thể dễ dàng nhận biết và phân loại các ấn phẩm dựa theo thông tin hiện ra sau lớp màng kính giúp việc xử lý, phân loại sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Người nhận sẽ nhanh chóng nhận biết được các thông tin như ấn phẩm đến từ ai, người nhận là ai ngay từ bên ngoài.
Thông tin về chất liệu giấy dùng để đóng cửa sổ kính
Hiện nay các loại chất liệu giấy thường sử dụng cho kỹ thuật đóng cửa sổ kính là những loại giấy chất lượng cao như giấy offset, giấy couche, giấy ivory, giấy duplex và giấy conqueror. Đây là các loại giấy có độ bền tốt, khả năng bám mực cao, tương thích với nhiều loại máy in khác nhau.
Thông qua một lớp dán đặc biệt, cửa sổ kính làm bằng màng nhựa trong suốt hay mica mỏng sẽ được dán lên phong bì. Thông tin bên trong nhờ đó sẽ được hiển thị lên một cách rõ ràng, tiện lợi. Đồng thời tạo nên sự chuyên nghiệp và sang trọng hơn cho ấn phẩm của bạn.
Hi vọng qua bài viết trên của In Miligo đã mang đến cho bạn nguồn thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật đóng cửa sổ kính là gì cũng như nắm được các ưu điểm của kỹ thuật gia công sau in này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến in ấn, hay cần in ấn ấn phẩm sử dụng kỹ thuật đóng cửa sổ kính chất lượng tốt với mức giá cả hợp lý xin liên hệ đến Hotline 0963 545 351 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, tận tình!
Xem thêm một số kỹ thuật in ấn:
- Kỹ thuật bế theo file thiết kế
- Kỹ thuật chặt góc
- Kỹ thuật dập nổi dập chìm
- Kỹ thuật đục lỗ và tạo đường gấp
- Kỹ thuật ép kim
- Kỹ thuật gấp và dán thành phẩm
- Kỹ thuật cán màng
Tôi Nguyễn Ngọc Minh, hiện CEO & Founder của Miligo. Trong blog sẽ là những chia sẻ, kinh nghiệm của tôi khi về lĩnh vực in ấn để giúp đối tác hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và những lợi ích của nó trong đời sống. Cảm ơn quý đối tác, bạn đọc đã ghé qua.