Kỹ thuật ép kim là một trong những phương pháp in ấn phát triển sớm nhất trên thế giới. Nhờ có kỹ thuật in ấn này mà thành phẩm cho ra sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn, trở nên ấn tượng, sang trọng và đẳng cấp hơn trong mắt khách hàng. Hãy cùng In Miligo tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật ép kim ngay trong bài viết bên dưới đây nhé!
Kỹ thuật ép kim là gì?
Kỹ thuật ép kim là kỹ thuật sử dụng lực ép lớn cùng với nhiệt nhằm mục đích ép lớp kim loại mỏng lên bề mặt chất liệu cần in (giấy, da, bìa cứng,…). Phương pháp này sẽ giúp những chi tiết muốn nhấn mạnh trên ấn phẩm trở nên nổi bật, ấn tượng hơn. Ép kim được sử dụng trên các ấn phẩm in ấn thường là ép kim toàn bộ nội dung, ép kim phủ UV, ép kim bồi 3D, dập nổi dập chìm,…Hai màu sắc kim loại được sử dụng ép kim nhiều nhất là vàng gold và bạc silver.
Khi thực hiện ép kim sẽ cần sử dụng khuôn, hai loại khuôn đang được sử dụng phổ biến là khuôn đồng và khuôn kẽm. Trong đó, khuôn kẽm là loại được sử dụng nhiều nhất nhờ mức giá thành rẻ, thao tác nhanh chóng. Tuy nhiên độ bền của khuôn kẽm không bằng khuôn đồng, mức độ chính xác cũng kém hơn.
Tại sao phải thực hiện ép kim?
Kỹ thuật ép kim so với những kỹ thuật in ấn thông thường như in offset sẽ có mức giá thành đắt hơn, tuy nhiên chúng mang lại hiệu quả cao và những giá trị trên tuyệt vời:
- Ấn phẩm sử dụng kỹ thuật ép kim sẽ cho màu sắc đẹp, rõ nét, không bị lem màu, độ bền cao
- Hiệu ứng kim loại phản chiếu tạo cảm giác sang trọng, tăng giá trị và tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn
- Các ấn phẩm thực hiện kỹ thuật ép kim đều được thiết kế theo yêu cầu, đảm bảo độc quyền, chỉ có doanh nghiệp của bạn mới sở hữu
- Ấn phẩm ép kim tạo nên cảm giác chuyên nghiệp, thể hiện sự trân trọng và gây ấn tượng tốt trong mắt khách hàng
Chất liệu dùng cho kỹ thuật ép kim
Hiện nay kỹ thuật ép kim có thể áp dụng được trên hầu hết các loại chất liệu giấy. Trong đó phổ biến nhất là các loại chất liệu như giấy couche, giấy ivory, giấy mỹ thuật và các loại giấy in khác để gia công bồi lên bề mặt túi hộp, namecard.
Lưu ý: Để đảm bảo giấy không bị rách hay gặp tình trạng in hằn sang mặt còn lại trong quá trình ép kim thì định lượng giấy sử dụng cần đảm bảo ở mức từ 250gsm trở lên.
Ứng dụng của ép kim là gì?
Kỹ thuật ép kim hiện đang được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực in ấn, thời trang, kinh doanh,… Một số ứng dụng nổi bật của kỹ thuật ép kim như là:
- In name card
- In thiệp mời, thiệp cưới
- In hộp giấy, hộp quà tặng
- In túi giấy
Chúng giúp cho các ấn phẩm, bao bì hay sản phẩm của doanh nghiệp trở nên sang trọng, thẩm mỹ, chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác và khách hàng.
Kỹ thuật ép kim có thể kết hợp cùng với nhiều kỹ thuật in khác nhau để tạo ra được cho mình ấn phẩm đẹp mắt, ưng ý nhất. Cụ thể như:
- Ép kim kết hợp ép nhũ: Tạo nên sự óng ánh, hút mắt hơn cho các chi tiết cần nhấn mạnh
- Ép kim kết hợp ép nhũ và bế nổi, dập chìm: Tạo chiều sâu cho ấn phẩm để sản phẩm in ấn trở nên chuyên nghiệp, sang trọng hơn. Tuy nhiên có thể có độ lệch nhỏ trên các chi tiết.
- Ép kim kết hợp Letterpress: Tạo nên ấn phẩm có thiết kế đa dạng, nhiều màu sắc hơn.
Một số mẫu ấn phẩm nổi bật từ kỹ thuật ép kim
Sau đây là một số mẫu ấn phẩm ứng dụng kỹ thuật ép kim do In Miligo tổng hợp được để bạn có thể dễ dàng tham khảo:
Card visit
Thiệp cưới
Trang bìa
Tag thẻ treo
Menu tiệc
Bao bì, vỏ hộp
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến kỹ thuật ép kim mà In Miligo muốn chia sẻ đến bạn. Hiện nay kỹ thuật ép kim chính là một trong những kỹ thuật gia công sau in được rất nhiều khách hàng của chúng tôi lựa chọn sử dụng cho các ấn phẩm của mình nhằm thu hút sự chú ý từ khách hàng, gia tăng uy tín và nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Liên hệ ngay đến In Miligo qua số Hotline 0963 545 351 nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn hoặc có nhu cầu in ấn ép kim cho mình những ấn phẩm chất lượng với mức giá hợp lý!
Xem thêm một số kỹ thuật in ấn:
- Kỹ thuật bế theo file thiết kế
- Kỹ thuật chặt góc
- Kỹ thuật dập nổi dập chìm
- Kỹ thuật đóng cửa sổ kính
- Kỹ thuật đục lỗ và tạo đường gấp
- Kỹ thuật gấp và dán thành phẩm
- Kỹ thuật cán màng
Tôi Nguyễn Ngọc Minh, hiện CEO & Founder của Miligo. Trong blog sẽ là những chia sẻ, kinh nghiệm của tôi khi về lĩnh vực in ấn để giúp đối tác hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và những lợi ích của nó trong đời sống. Cảm ơn quý đối tác, bạn đọc đã ghé qua.